Lớp 10D Đống Đa - Hà nội - Khóa 73-76

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Lớp 10D Đống Đa - Hà nội - Khóa 73-76

Diễn đàn Lớp 10D Đống Đa - Hà nội - Khóa 73-76.


    Kỷ niệm ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng- Chiến dịch Hồ Chí Minh (4)-45 giờ làm Tổng thống

    DieuHa
    DieuHa


    Tổng số bài gửi : 335
    Join date : 24/09/2011
    Đến từ : TP.Hồ Chí Minh

    Kỷ niệm ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng- Chiến dịch Hồ Chí Minh (4)-45 giờ làm Tổng thống Empty Kỷ niệm ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng- Chiến dịch Hồ Chí Minh (4)-45 giờ làm Tổng thống

    Bài gửi  DieuHa Thu Apr 12, 2012 9:14 am

    Tư liệu chiến tranh Việt Nam

    45 giờ làm Tổng thống


    12 giờ 30, giờ Hà Nội, ngày 30.4.1975, Big Minh đọc lời tuyên bố :” Tôi, Đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống chánh quyền Sài Gòn, kêu gọi quân lực Cộng hòa hạ vũ khí, đầu hàng không điều kiện Quân giải phóng Miền Nam VN. Tôi tuyên bố chánh quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hòan tòan”.Và kể từ giờ phút đó là chấm dứt 45 giờ làm Tổng thống của ông

    Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

    Ngày 18.12.1974, Hội nghị Bộ Chính trị (BCT) nhận định:”Chúng ta đang đứng trước thời cơ chiến lược lớn,chưa bao giờ ta có đầy đủ về mặt quân sự và chính trị như hiện nay, có thời cơ chiến lược to lớn như hiện nay để hòan thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, để tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc”.
    Trên cơ sở phân tích đánh giá đúng tình hình thời cơ chiến lược, BCT đề ra kế họach chiến lược 2 năm 1975-1976, đồng thời dự kiến nếu thời cơ đến thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.

    Chấp hành quyết tâm chiến lược của BCT, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh quyết định dùng lực lượng chủ lực mạnh mở chiến dịch Tây Nguyên. Ngày 10.3.1975, chiến dịch Tây Nguyên bắt đầu, mở màn cho hàng lọat chiến thắng trên chiến trường miền Trung. Trước đó, ngày 6.1.1975, Phước Long đã được Quân Giải phóng làm chủ.

    Ngày 11.3.1975, ta làm chủ Buôn Mê Thuột, Tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu phải ra lệnh rút bỏ Pleiku- Kontum, cuộc rút chạy được Thiệu lấp liếm:”di tản chiến thuật”. Ngày 25.3.1975, quân lính Sài Gòn rút bỏ Đà Lạt-Lâm Đồng. Ngày 24.3.1975 ta giải phóng Quảng Ngãi. Ngày 29.3.1975, thành phố Đà Nẵng hòan tòan giải phóng, đồng thời các quần đảo của ta ở Trường Sa đã được hải quân ta làm chủ.

    Ngày 31.3.1975, BCT Trung ương Đảng họp quyết định mở trận quyết chiến chiến lược cuối cùng nhằm tiêu diệt tòan bộ lực lượng địch còn lại, giải phóng Sài Gòn,giải phóng hòan tòan miền Nam. Chiến dịch lịch sử được mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh.

    Ngày 3.4.1975, ta đánh chiếm Phan Rang- Phan Thiết. Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi và chuẩn tướng Sang của quân đội Sài Gòn bị bắt sống.Trong vòng 1 tháng, quân khi 1, 2 của địch bị xóa sổ.
    Ngày 8.4.1975, phi công Nguyễn Thành Trung(là người của ta cài vào họat động trong lực lượng không quân Sài Gòn), ném 2 quả bom xuống Dinh Độc Lập, báo hiệu thời khắc sụp đổ của chính quyền Sài Gòn đã điểm.
    Xuân Lộc bị bao vây, vùng đồng bằng Sông Cửu Long bị uy hiếp bởi các lực lượng chủ lực miền của Quân Giải phóng. Phía Mỹ phái trung tướng Wayand đến Sài Gòn nghiên cứu lập phòng tuyến Xuân Lộc, đưa sư đòan 18 Sài Gòn cố thủ. Nhưng tất cả đã muộn.
    Tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu buộc phải từ chức, giao cho ông Trần Văn Hương. Nhưng ông Hương cũng không thể đảo ngược được tình thế đành phải từ bỏ cái ghế bao năm mơ ước.

    15 giờ ngày 28.4.1975, Đại tướng Dương Văn Minh chính thức nhận chức vụ Tổng thống VN Cộng hòa và thành lập nội các. Ông cử ông Nguyễn Văn Huyền làm Phó tổng thống,ông Vũ Văn Mẫu làm Thủ tướng. Chỉ định một số Bộ trưởng và người phụ trách quân đội, cảnh sát, như Luật sư Triệu Quốc Mạnh làm Giám đốc Nha cảnh sát Đô thành, chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh làm phụ tá Tổng tham mưu trưởng sau là quyền Tổng tham mưu trưởng. Giáo sư Bùi Tường Huân, Giáo sư Đại học Huế, làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng…

    45 giờ làm Tổng thống

    Đại tướng quân đội Sài Gòn Dương Văn Minh là một vị Tổng thống của chính quyền Sài Gòn khá đặc biệt. Năm 1963, khi đảo chính Ngô Đình Diệm, ông đưa ra một lọat chính sách như giải tán ấp chiến lược,lực lượng dân vệ trong ấp, không chấp nhận Mỹ đổ quân vào VN, ném bom miền Bắc phá đê Sông Hồng… Tướng Harkins của Mỹ không hài lòng về ông.
    Năm 1964, ông bị Nguyễn Khánh đảo chính. Rồi ông sống lưu vong một thời gian ở Thái Lan. Ông là Đại tướng Quân đội Sài Gòn, nhưng em ruột ông lại là sĩ quan cao cấp của Quân đội Nhân dân Việt Nam- Dương Minh Nhật.

    17 giờ ngày 28.4.1975, đúng 2 giờ sau lễ nhậm chức Tổng thống, tin tức đến ông là thông tin kinh hòang: Một lần nữa phi công Nguyễn Thành Trung đưa nguyên một phi đội 5 chiếc A37 ném bom oanh kích sân bay Tân Sơn Nhất, tất cả các hướng xung quanh Sài Gòn đều bị phong tỏa bởi nhiều mũi tiến công của Quân giải phóng.
    Và có lẽ thế mà 2 quyết định đâu tiên ở vị trí Tổng thống ông đưa ra cũng rất đặc biệt.Lệnh đầu tiên là văn thư mang số 33/TT/VT “mật hỏa tốc”:Tổng thống VN Cộng hòa. Kính gửi ông Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.Thưa ông Đại sứ. Tôi trân trọng yêu cầu ông Đại sứ vui lòng ra chỉ thị cho các nhân viên của cơ quan tùy viên quân sự DAO rời khỏi Việt Nam trong 24 giờ đồng hồ kể từ ngày 29.4.1975, để vấn đề hòa bình Việt Nam sớm được giải quyết. Trân trọng kính chào ông Đại sứ. Sài Gòn ngày 28.4.1975. Đại tướng Dương Văn Minh”.

    Lênh thứ hai, ông triệu tập Luật sư Triệu Quốc Mạnh- giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Cảnh sát Sài Gòn (nhưng ông không hề biết luật sư là người của ta). Ông lênh cho luật sư Mạnh thả tù chính trị, thực chất tòan là chiến sĩ cách mạng của ta. Xem như có ý nghĩa như một hành động thiện chí để có thể đàm phán hòa bình với lực lượng cách mạng. Người tù đầu tiên được thả chính là anh Hùynh Tấn Mẫm, Tổng hội trưởng, thủ lĩnh của phong trào sinh viên Sài Gòn-Gia Định chống Mỹ.

    Đêm 28.4.1975, Tướng Dương Văn Minh và gia đình dời đến ở nhà một người bạn của tướng Mai Hữu Xuân ở đường Phùng Khắc Khoan do sợ tướng Nguyễn Cao Kỳ ném bom dinh Hoa Lan (nhà ông Minh).2 viên đại tá phi công lái hai máy bay trực thăng phục vụ Tổng thống đậu trên nóc dinh Độc Lập, đề nghị đưa ông và tất cả những người trong Bộ tham mưu Tổng thống cùng gia đình bay ra Hạm Đội 7 của Mỹ ở ngòai khơi.
    Ông Minh nói:” Bất cứ ai có mặt ở đây muốn đi thì có thể ra đi. Phần tôi, tôi nhất quyết không đào ngũ bỏ chạy; không thể nào bỏ dân chúng Sài Gòn, không thể nào bỏ miền Nam như con rắn mất đầu”.
    Sáng ngày 29.4.1975, Đại sứ Pháp ở Sài Gòn là Mérillon tới thông báo:”Bộ ngọai giao Pháp đã liên hệ với Hà Nội về việc thương thuyết thì Hà Nội trả lời quá trễ”

    12 giờ trưa 29.4.1975, Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh được ông Minh chỉ định giữ chức Phụ tá Tổng Tham mưu trưởng, phụ trách “hành quân”. Nhưng đồng thời ông cũng ra lệnh “không được di chuyển quân”.(Ông Minh thêm một lần nữa không biết ông Hạnh là người của ta được giác ngộ qua đường binh vận và là “nội gián” của quân cách mạng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam).
    Cũng vào giờ đó, ông Minh được nghe báo cáo khẩn về quân tình các chi khu. “Quân đòan 4, Quân khu 4, Sư đòan 4 không quân còn nguyên vẹn ở Cần Thơ. Hải quân còn nguyên. Quân đòan 3 tại Biên Hòa cho biết Sư đòan 25 tại Củ Chi thất thủ. Sư đòan 5 tại Thủ Dầu Một, Sư đòan 22 tại Long An, Sư đòan 18, Lữ đòan 3 Thiết giáp tại Long Thành, Bà Rịa, Biên Hòa bị khống chế hòan tòan.long Bình bị pháo kích. Quân khu Thủ đô còn Sư đòan Biệt động quân, Lữ đòan Dù, 20 xe tăng, 2 tiểu tòan Lôi Hổ, ít hỏa tiễn chống tăng Town”…Trích báo cáo của Chuẩn Hạnh.

    13 giờ 30 ngày 29.4.1975 ,ông Trần Ngọc Liễng, nguyên Chủ tịch Lực lượng quốc gia tiến bộ trước khi vào Trại David- Địa điểm cư trú của Phái đòan quân sự 4 bên theo Hiệp dịnh Paris ở khu vực Sân bay Tân Sơn Nhất, báo cáo:”Có 4 điểm của Quân Giải phóng đặt pháo 13ly hướng vào Sài Gòn, mỗi điểm có 5000 quả. Anh tính sao?”. Ông Minh chủ trương không chống cự, nói với phía cách mạng không nên dùng pháo bắn vào thành phố. ”Thế thì tan hoang, đổ máu cả thành phố”.

    15 giờ ngày 29.4.1975, Tướng Đồng Văn Khuyên, Tổng Tham mưu trưởng, Tứong Nguyễn Văn Minh, Tư lệnh Biệt khu Thủ đô bỏ chức vụ trốn ra nước ngòai. Tướng Vĩnh Lộc lên thay, nhưng tâm rạng chỉ lo cho vợ con di tản. Cả Bộ Tổng tham mưu lo lắng, mệt mỏi, hoang mang.
    Ông Minh lại tiếp nhận một báo cáo đầy “bi kịch”:”Hướng Củ Chi, Sư đòan 25 của Chuẩn tướng Lý Tòng Bá thất thủ sau khi Đồng Dù lọt vào tay Việt Cộng.18 giờ 10’ ngày 28.4 Việt Cộng dùng tăng đánh chiếm Chi khu Long Thành.18 giờ 50’ ngày 28.4 tỉnh lỵ Bà Rịa vào tay Việt Công. 19 giờ 30’ ngày 28.4, kho Long Bình bị pháo kích, đường 15 bị cắt, Vũng Tàu bị mất, Biên Hò bị bao vây 3 mặt”…-Trích báo cáo chiến sự của Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh.
    Cùng lúc này,phái đoàn do Luật sư Trần Ngọc Liễng cầm đầu có Linh mục Chân Tín, Giáo sư Châu Tâm Luân vào Trại David, được đồng chí Võ Đông Giang, Phó trưởng phái đoàn ta tiếp. Ông Liễng đã thông báo với phái đoàn ta về chủ trương “không chống cự” của Tổng thống Dương Văn Minh, mà ông coi là niềm vui sướng nhất trong đời ông, vì đã thông báo cho bên trong biết “Sài Gòn không chống cự” vào giờ chót của cuộc chiến tranh.

    16 giờ ngày 29.4, đã thực hiện xong việc trả tù binh chính trị . Chỉ huy các ban và cảnh sát 18 quận, huyện đã tan rã (trừ bộ phận biệt phái).Tổng thống Dương Văn Minh chỉ thị :”không được di chuyển quân, không được phá cầu”. Dựa vào chỉ thị trên, chiều ngày 29.4.1975, phụ tá Tổng tham mưu trưởng Nguyễn Hữu Hạnh đã ra lệnh cho các đơn vị không được phá cầu. Đơn vị nào muốn phá cầu phải có lệnh của Bộ Tổng tham mưu.

    17 giờ ngày 29.4.1975, ông Minh ra lệnh cho ông Nguyễn Văn Huyền, Phó Tổng thống, đọc trên Đài phát thanh tuyên bố chấp nhận Bản Tuyên bố ngày 26.4.1975 của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, chính thức quyết định Sài Gòn không chiến đấu.
    Tối 29.4.1975, ông Minh lại tiếp nhận báo cáo, tình hình càng bi đát hơn bao giờ hết:” Sư đòan 18 tử thủ Xuân Lộc không nổi, Tướng Lê Minh Đảo đòi rút quân về bên kia sông Đồng Nai. Sư 22 Tân An,Chuẩn tướng Phan Đình Niệm bỏ trốn, một sư đòan Việt Cộng bao vây sẵn sang tiến công. Quốc lộ 4 bị cắt đứt hòan tòan. Hướng Thủ Dầu Một do Sư đòan 5 giữ đã bị chọc thủng.Quân Giải phóng đã tràn tời Hố Nai…Xe tăng Quân giải phóng từ phía Hóc Môn đã tiến về Sài Gòn.”- Trích báo cáo chiến sự của Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh.

    Ngày 29.4.1975, cả Sài Gòn chứng kiến cuộc “tháo chạy tán lọan” của phái bộ Mỹ ở sân bay Tân Sơn Nhất. Trực thăng bay lên xuống bốc người, tiếng pháo kích của Quân giải phóng bắn vào,đạn của binh lính Sài Gòn bắn lên vì tức giận bị người Mỹ bỏ rơi…Một sự hỗn lọan kinh khủng.

    6 giờ ngày 30.4.1975, tại biệt thự Hoa Lan của ông Minh, chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh quyền Tổng tham mưu trưởng, tướng Nguyễn Hữu Có đến báo cáo với Tổng thống về toàn bộ tình hình quân sự.
    7 giờ. Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh Quân khu 4 báo cáo bằng điện thọai:”Tôi bị tấn công mạnh ở 3 nơi- Vĩnh Bình, Bạc Liêu, gần sân bay Trà Nóc 3km.
    8 giờ ,trước tình hình mỗi phút một thêm nguy, bộ ba nội các: Ông Minh-Tổng thống, Ông Huyền-Phó Tổng thống, ông Mẫu- Thủ tướng, cùng ngồi sọan lời tuyên bố bàn giao chính quyền lại cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh đề nghị và được Tổng thống đồng ý có nhật lệnh cho quân đội. Ông Hạnh soạn thảo nhật lệnh này, đồng thời ông Hạnh gọi điện thoại cho tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh Quân khu 4 yêu cầu cố gắng thi hành lệnh của Tổng thống trên đài phát thanh.
    Cũng giờ này, những chuyến bay cuối cùng của trực thăng Không lực Hoa Kỳ rời khỏi Sài Gòn.

    9 giờ, , ông Minh đọc vào băng lời tuyên bố. Đúng lúc đó, ông Vanuxem, tướng hồi hư của Pháp nhưng thân Mỹ tới gặp ông minh, ông ta đề nghị ông Minh tuyên bố bỏ mỹ để đi với nước thứ 3- Bắc kinh, nhờ can thiệp…Nhưng ông Minh từ chối.
    9 giờ 30, ông Minh tuyên bố trên Đài phát thanh Sài Gòn:”“Đường lối, chủ trương của chúng tôi là hòa giải và hòa hợp dân tộc để cứu sinh mạng đồng bào.Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hòa giải giữa người Việt Nam để khỏi phí phạm xương máu của người Việt Nam. Vì lẽ đó, tôi yêu cầu tất cả các anh em chiến sĩ Cộng Hòa hãy bình tĩnh, ngưng nổ súng, và ở đâu thì ở đó. Chúng tôi yêu cầu anh em chiến sĩ Chánh phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ngưng nổ súng. Chúng tôi ở đây chờ gặp Chánh phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam để cùng nhau thảo luận về lễ bàn giao chánh quyền trong vòng trật tự, tránh đổ máu vô ích của đồng bào”.
    Tiếp theo là nhật lệnh của ông Nguyễn Hữu hạnh gởi binh lính Công hòa triệt để thi hành lệnh của Tổng thống Dương văn Minh.

    10 giờ, ông Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Huyền, Vũ Văn Mẫu cùng tòan bộ nội các đến Dinh Độc Lập để chờ bàn giao chính quyền cho cách mạng.

    Giờ cuối cùng của chiến tranh- 30.4.1975

    11 giờ ngày 30.4.1975, những chiếc xe tăng đầu tiên của Lữ Thiết giáp 203 Quân Giải phóng đã dàn hàng tiến vào Dinh Độc Lập. Đầu tiên là chiếc tăng số 309 húc đổ cánh cổng chính của Dinh, sau đó chiếc tăng số 843 vượt lên, Trung úy Bùi Quang Thận ôm lá cờ Quân Giải phóng chạy lên nóc Dinh, hạ cờ Chính quyền Sài Gòn. Cũng thời điểm đó thì tòan bộ nội các của Tổng thống Dương Văn Minh đã nằm trong sự kiểm sóat của Quân Giải phóng.

    11 giờ 30, lá cờ Quân Giải phóng bay phấp phới trên nóc Dinh Độc lập, báo hiệu Chiến dịch Hồ Chí Minh tòan thắng. Giây phút cuối cùng của chiến tranh chấm dứt, bắt đâu giờ đầu tiên của hòa bình trên đất nước Việt Nam.
    12 giờ 30, Tổng thống chính quyền Sài Gòn đọc lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện Quân Giải phóng. Đó cũng là tuyên bố cuối cùng chấm dứt 45 giờ làm Tổng thống của Đại tướng Dương Văn Minh.

    Đó cũng là lời tuyên bố lịch sử. Kết thúc một cuộc chiến đẫm máu hơn 30 năm, đem lại hòa bình, thống nhất cho nhân dân và đất nước Vịêt Nam./.



      Hôm nay: Sat Sep 21, 2024 2:55 pm