Đây là loạt bài Diệu Hà đã viết trong nhiều năm trên các báo. Diệu Hà trích một ít bài gửi lên đây.
Những ngày tháng này của hơn 37 năm trước có lẽ là kỷ niệm không của riêng ai, và cũng từ chiến thắng này, mà lớp chúng mình đã kẻ Nam người Bắc, tứ tán hết... Một thời và một ngày...
5 hướng tiến công
Hướng Bắc
Quân đoàn 1 với tư lệnh là thiếu tướng Nguyễn Hòa, chính ủy là thiếu tướng Hoàng Minh Thi, gồm các Sư đoàn bộ binh 312, 320B; Lữ đoàn pháo binh 452; Lữ đoàn tăng thiết giáo 202; Sư đoàn pháo cao xạ 367; Lữ đoàn công binh 299; được tăng cường thêm một số đơn vị pháo, tên lửa, và bộ binh. Nhiệm vụ của quân đoàn là bao vây tiêu diệt đối phương ở Phú Lợi, Bình Dương, Lai Khê, Tân Uyên, chặn Sư đoàn 5 QLVNCH, chiếm Bộ Tổng tham mưu QLVNCH, các bộ tư lệnh binh chủng ở Gò Vấp, Bình Thạnh.
Hướng Đông Nam
Quân đoàn 2 với tư lệnh là thiếu tướng Nguyễn Hữu An, chính ủy là thiếu tướng Lê Linh, gồm các Sư đoàn bộ binh 325, 304, 3; Lữ đoàn pháo binh 164; Lữ đoàn tăng thiết giáp 203; Sư đoàn pháo cao xạ 673; Lữ đoàn công binh 219; Trung đoàn đặc công 116. Nhiệm vụ của quân đoàn là đánh chiếm căn cứ Nước Trong, chi khu Long Bình, căn cứ Long Bình, chi khu Nhơn Trạch, thành Tuy Hạ, thị xã Bà Rịa, chi khu Đức Thanh, pháo kích sân bay Tân Sơn Nhất, đánh chiếm Vũng Tàu, quận 9 và quận 4 Sài Gòn.
Hướng Tây Bắc
Quân đoàn 3 với tư lệnh là thiếu tướng Vũ Lăng, chính ủy là đại tá Đặng Vũ Hiệp, gồm các Sư đoàn bộ binh 316, 320A, 10; hai Trung đoàn pháo mặt đất 40 và 675; Trung đoàn xe tăng 273; hai Trung đoàn pháo cao xạ 232, 234; hai Trung đoàn công binh 575, 7; Trung đoàn đặc công 198. Nhiệm vụ của quân đoàn là thọc sâu vào nội thành Sài Gòn, đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, các quận Tân Bình, Phú Nhuận. Sư đoàn 316 cùng binh chủng phối thuộc chặn đánh Sư đoàn 25 QLVNCH tại Gò Dầu, Trảng Bàng rồi làm lực lượng dự bị.
Hướng Đông
Quân đoàn 4 với tư lệnh là thiếu tướng Hoàng Cầm, chính ủy là thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, gồm các Sư đoàn 7, 341, 6; Lữ đoàn bộ binh 7, 52; một tiểu đoàn pháo 130mm; một trung đoàn và một tiểu đoàn phòng không hỗn hợp, một tiểu đoàn xe tăng. Nhiệm vụ của quân đoàn là đánh chiếm khu vực Biên Hòa - Hố Nai (gồm cả sở chỉ huy Quân lực Việt Nam Cộng hòa và sân bay Biên Hòa), tiến về Sài Gòn chiếm các quận 1,2,3, căn cứ hải quân, bộ quốc phòng, đài phát thanh.
Hướng Tây Nam
Đoàn 232 với tư lệnh là thiếu tướng Lê Đức Anh, chính ủy là thiếu tướng Lê Văn Tưởng, gồm các Sư đoàn 5, 8, 9; bốn trung đoàn độc lập 16, 88, 24, 27B; một tiểu đoàn xe tăng T-54, một tiểu đoàn xe tăng PT-85; một tiểu đoàn pháo 130mm; một trung đoàn và một tiểu đoàn phòng không. Nhiệm vụ của đoàn là cắt đường số 4 (Bến Lức - ngã ba Trung Lương), chiếm Tân An, Mỹ Tho, chia cắt Sài Gòn và miền Tây Nam Bộ, thọc sâu đánh chiếm biệt khu Sài Gòn, cầu Nhị Thiên Đường, Tổng Nha cảnh sát, các quận 5, 6, 7, 8, 10, 11.
Cả 5 hướng đều hợp điểm tại dinh Độc Lập.
Những ngày tháng này của hơn 37 năm trước có lẽ là kỷ niệm không của riêng ai, và cũng từ chiến thắng này, mà lớp chúng mình đã kẻ Nam người Bắc, tứ tán hết... Một thời và một ngày...
5 hướng tiến công
Hướng Bắc
Quân đoàn 1 với tư lệnh là thiếu tướng Nguyễn Hòa, chính ủy là thiếu tướng Hoàng Minh Thi, gồm các Sư đoàn bộ binh 312, 320B; Lữ đoàn pháo binh 452; Lữ đoàn tăng thiết giáo 202; Sư đoàn pháo cao xạ 367; Lữ đoàn công binh 299; được tăng cường thêm một số đơn vị pháo, tên lửa, và bộ binh. Nhiệm vụ của quân đoàn là bao vây tiêu diệt đối phương ở Phú Lợi, Bình Dương, Lai Khê, Tân Uyên, chặn Sư đoàn 5 QLVNCH, chiếm Bộ Tổng tham mưu QLVNCH, các bộ tư lệnh binh chủng ở Gò Vấp, Bình Thạnh.
Hướng Đông Nam
Quân đoàn 2 với tư lệnh là thiếu tướng Nguyễn Hữu An, chính ủy là thiếu tướng Lê Linh, gồm các Sư đoàn bộ binh 325, 304, 3; Lữ đoàn pháo binh 164; Lữ đoàn tăng thiết giáp 203; Sư đoàn pháo cao xạ 673; Lữ đoàn công binh 219; Trung đoàn đặc công 116. Nhiệm vụ của quân đoàn là đánh chiếm căn cứ Nước Trong, chi khu Long Bình, căn cứ Long Bình, chi khu Nhơn Trạch, thành Tuy Hạ, thị xã Bà Rịa, chi khu Đức Thanh, pháo kích sân bay Tân Sơn Nhất, đánh chiếm Vũng Tàu, quận 9 và quận 4 Sài Gòn.
Hướng Tây Bắc
Quân đoàn 3 với tư lệnh là thiếu tướng Vũ Lăng, chính ủy là đại tá Đặng Vũ Hiệp, gồm các Sư đoàn bộ binh 316, 320A, 10; hai Trung đoàn pháo mặt đất 40 và 675; Trung đoàn xe tăng 273; hai Trung đoàn pháo cao xạ 232, 234; hai Trung đoàn công binh 575, 7; Trung đoàn đặc công 198. Nhiệm vụ của quân đoàn là thọc sâu vào nội thành Sài Gòn, đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, các quận Tân Bình, Phú Nhuận. Sư đoàn 316 cùng binh chủng phối thuộc chặn đánh Sư đoàn 25 QLVNCH tại Gò Dầu, Trảng Bàng rồi làm lực lượng dự bị.
Hướng Đông
Quân đoàn 4 với tư lệnh là thiếu tướng Hoàng Cầm, chính ủy là thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, gồm các Sư đoàn 7, 341, 6; Lữ đoàn bộ binh 7, 52; một tiểu đoàn pháo 130mm; một trung đoàn và một tiểu đoàn phòng không hỗn hợp, một tiểu đoàn xe tăng. Nhiệm vụ của quân đoàn là đánh chiếm khu vực Biên Hòa - Hố Nai (gồm cả sở chỉ huy Quân lực Việt Nam Cộng hòa và sân bay Biên Hòa), tiến về Sài Gòn chiếm các quận 1,2,3, căn cứ hải quân, bộ quốc phòng, đài phát thanh.
Hướng Tây Nam
Đoàn 232 với tư lệnh là thiếu tướng Lê Đức Anh, chính ủy là thiếu tướng Lê Văn Tưởng, gồm các Sư đoàn 5, 8, 9; bốn trung đoàn độc lập 16, 88, 24, 27B; một tiểu đoàn xe tăng T-54, một tiểu đoàn xe tăng PT-85; một tiểu đoàn pháo 130mm; một trung đoàn và một tiểu đoàn phòng không. Nhiệm vụ của đoàn là cắt đường số 4 (Bến Lức - ngã ba Trung Lương), chiếm Tân An, Mỹ Tho, chia cắt Sài Gòn và miền Tây Nam Bộ, thọc sâu đánh chiếm biệt khu Sài Gòn, cầu Nhị Thiên Đường, Tổng Nha cảnh sát, các quận 5, 6, 7, 8, 10, 11.
Cả 5 hướng đều hợp điểm tại dinh Độc Lập.