Ngày 1/5/1972, Quảng Trị đã được giải phóng tạo điều kiện cho việc vận chuyển vũ khí, lương thực và chuyển quan vào chiến trường miền Nam theo đường mòn Hồ Chí Minh- đường Trường Sơn. Do thấy được thế chiến lược khi mất Quảng Trị, quân đội Sài Gòn đã tập trung mọi sức mạnh tiềm lực quân sự quyết tái chiếm Quảng Trị. Cuộc chiến dành đất khốc liệt diễn ra, và đỉnh điểm là 81 ngày đêm chiến đấu giữ Thành cổ. Và nơi này trở thành một trích đoạn bi tráng của lịch sử chiến tranh Việt Nam.
DH đang có mặt tại Quảng Trị. Hôm qua, dự lễ thượng cờ ở cầu Hiền Lương, cây cầu giới tuyến Bắc- Nam với bao nhiêu kỷ niệm chia cắt bi thương.
Quảng Trị - Vẫn mãi một thời hào hùng
Qua bao thăng trầm lịch sử, mảnh đất này đã từng là nơi chia cắt, được coi là “ chiến địa”, “trấn biên”, "phên dậu”. Đặc biệt, hơn 100 năm, cùng cả nước bền bỉ đấu tranh chống ách đô hộ của hai kẻ thù hung bạo có một không hai trong thế kỷ XX, "Quảng Trị là một trong những nơi đụng đầu quyết liệt nhất giữa lực lượng cách mạng và phản cách mạng, là một trong những chiến trường khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, là nơi chứng kiến nỗi đau chia cắt của đất nước ròng rã 20 năm...".
Có người cho rằng: Quảng Trị là hình ảnh thu nhỏ của cuộc kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Bởi, chỉ tính riêng số liệt sĩ đã hy sinh và đang yên nghỉ tại 72 nghĩa trang liệt sĩ trong tỉnh đã lên tới con số gần 60 nghìn người. Trong 72 nghĩa trang liệt sĩ thì có hai nghĩa trang Quốc gia: nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn và nghĩa trang liệt sĩ Đường 9. Mỗi "địa chỉ đỏ" này có hơn 10 nghìn liệt sĩ. Tại các nghĩa trang liệt sĩ ở các địa phương trong tỉnh cũng có hàng ngàn mộ liệt sĩ là con em của mọi miền đất nước. Có thể nói, không có tỉnh, thành nào lại không có con em của mình trực tiếp chiến đấu ở mảnh đất này. Quảng Trị không còn là địa danh của một địa phương mà đã thành một biểu tượng chung, niềm tự hào chung về một thời hào hùng của một dân tộc anh hùng.
Qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, Quảng Trị có hơn 18.729 liệt sĩ, 10 nghìn thương binh và người hưởng chính sách như thương binh, hàng chục ngàn người có công với cách mạng. "Tính bình quân cứ 8 người dân Quảng Trị lo một phần mộ liệt sĩ. Nói cách khác cứ 8 người dân Quảng Trị được sống trong thanh bình hôm nay phải đổi bằng sinh mạng của một chiến sĩ
Cuộc chiến 81 ngày đêm tại Thành Cổ quả là quá sức tưởng tuởng tượng của tội ác và sự chịu đựng. Điều này, không những được cả thế giới biết đến mà còn làm chấn động dư luận và lương tri loài người. 81 ngày đêm giữ đất, giữ thành, giữ niềm tin khoảng 1,8 vạn cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh
Quảng Trị là vùng đất cổ được mệnh danh là “Thánh địa” của miền Trung, thế tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, ngoảnh mặt ra biển Đông mênh mông. Quảng Trị có hai con sông gắn với lịch sử và huyền sử Việt Nam. Sông Bến Hải , cầu Hiền Lương (con sông Gianh thấm đẫm nước mắt của sự chia cắt và đau thương trong những cuộc giao tranh Trịnh – Nguyễn 4,5 thế kỷ trước), con sông giới tuyến 20 năm trời người đôi bờ mới được gặp nhau. Và con sông đầy huyền thoại, do gió nắng làm đá chảy mồ hôi tạo thành dòng- sông Thạch Hãn, con sông của gian khó nhọc nhằn vùng đất Quảng Trị, có bến Nhan Biều lịch sử nơi trao trả tù binh Việt- Mỹ, chứnh nhân cho nhiều chiến tích oanh liệt của Đặc công thủy những năm kháng chiến chống Mỹ.
Năm 1954, sau Hiệp định Jenève, vĩ tuyến 17, sông Bến Hải, cầu Hiền Lương trở thành giới tuyến chia cắt hai miền Nam- Bắc. Quảng Trị thành vùng giới tuyến, vùng chiến sự ác liệt, tàn khốc, nóng bỏng không chỉ do gío cát mà còn do bom đạn Mỹ đổ xuống nơi đây. Cũng vì thế Quảng Trị gắn với những địa danh nổi tiếng cả thế giới, in đậm kỳ tích chiến thắng của Việt Nam trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó là cung đường Hồ Chí Minh huyền thọai bên dòng Đakrông, là Thành cổ Quảng Trị với 81 ngày đêm giữ thành đẫm máu, là chiến thắng Khe Sanh, là Cồn Tiên, Dốc Miếu, là cuộc phá sản chiến lược , chiến thuật của Mỹ bằng việc không chế, tiêu hủy hàng rào Mc Namara vắt từ sông Cửa Việt đến sông Sêpôn(Lào), là nơi yên nghỉ của hàng vạn liệt sĩ Trường Sơn…
Nhưng hôm nay, Quảng Trị lại trở thành điểm đến của các tour du lịch nổi tiếng trong ngòai nước. Tour DMZ- du lịch vùng phi quân sự của các cựu chiến binh Mỹ và con cháu của họ như một sự sám hối, mong được tha thứ bởi tội ác ngày xưa trên vùng đất này. Tour tìm về di tích lịch sử của tất cả những người Việt, tìm về quá khứ hào hùng để sống cho có ý nghĩa trong cuộc sống hòa bình hôm nay, hướng tới tương lai hạnh phúc của Tổ quốc Việt Nam.
Khe Sanh, là một thung lũng mỗi chiều chưa tới 10km, bốn bề núi rừng trùng điệp, có khe nước trong vắt từ lòng núi chảy ra. Giờ đây là một trong những điểm đến du lịch tham quan của nhiều đòan khách. It người biết được nơi đây hơn 40 năm trước là một căn cứ địa bất khả chiếm của Mỹ với nhiều cứ điểm như sân bay Tà Cơn, Làng Vây, Hướng Hóa…Nhưng chính chiến thắng Khe Sanh của quân và dân ta đã góp phần đập tan chiến lược “chiến tranh cục bộ”, chiến thuật “tìm diệt”, “bình định” của Mỹ. Cái sót lại của chiến tranh ở nơi đây là Bảo tàng Tà Cơn và những dòng lưu bút của các cựu chiến binh cả bên này và bên kia.. Nhưng xúc độn hơn cả cho những ai đến nơi này chính là lời của Trung tướng Nguyễn Hồng Phong, nguyên Chính ủy Sư 308 nói về những đồng đội đã hy sinh ở Khe Sanh:”Không bao giờ chúng tôi có thể quên được họ. Họ vẫn luôn sống cùng sư đòan.Vâng! Tên của họ vẫn nằm trong danh sách sư đòan một cách trang trọng và sống mãi trong tim mỗi người lính sư đòan 308 anh hùng” .
Theo vệt đường 9- Khe Sanh, đi qua các làng bản người dân tộc Pa Kô, Vân Kiều, Tà Ôi…, vượt dòng Đakrông huyền bí với bao câu chuyện thần tiên, sử thi ở km 65, dừng lại bản Bông Tho, xã Tà Long, Đakrông, một cung đường Trường Sơn, đường mòn Hồ Chí Minh gần như nguyên vẹn từ bao nhiêu năm trước, ẩn mình trong thâm u rừng đại ngàn…Gạt lớp lá khô mục phủ kín dày một lớp, như cả một ngày xưa thời chiến tranh hiện ra với vết bánh xe tải, bánh xích xe tăng hằn chéo qua chéo lại chồng lên nhau, và quanh quất còn đâu đó vài cái bếp Hòang Cầm không khói, dấu tích một binh trạm..
Cũng nên nhắc lại vài con số về đường mòn Hồ Chí Minh. Đây là con đường huyết mạch cho chiến trường Miền Nam tầm cỡ chiến lược đặc biệt quan trọng. Bắt đầu từ ngã 3 Đồng Lộc- Hà Tĩnh và kết thúc ở Tà Thiết- Bình Phước. Đường được khai mở vào ngày 19.5.1959 do Đòan 559 Trường Sơn phụ trách. Con đường có tổng chiều dài 16.000km gồm 5 hệ thống trục dọc, 21 đường trục ngang và 3100km đường ngụy trang đặc biệt để xe đi ban ngày, Tổng số đất đá đào đắp là 29triệu m3, san lấp 80.000 hố bom, phá 20.600 quả om nổ chậm, từ trường, bắn rơi và bị thương 2450 máy bay. Số bom rải xuống tính trong chiến lược “VN hóa chiến tranh” là 3 triệu tấn bom các lọai, không kể hàng ngàn lít chất khai quang da cam.Con đường đã “cõng” trên 2 triệu lượt người, hàng chục ngàn đòan xe, hàng triệu tấn lương thực, súng đạn chi viện cho chiến trường Miền Nam. Và sự mất mát cũng thật lớn: 19.000người hy sinh, 32.000người bị thương cùng bao di chứng sau chiến tranh.
Cảm xúc đầy hơn khi hôm nay đến đây, ngay bên cạnh cung đường “di tích” huyền thọai thời chiến tranh là giao lộ của Đại lộ Hồ Chí Minh thế kỷ 21 và con đường xuyên Á. Một cung đường nối quá khứ huyền thọai với tương lai rực rỡ.
Thành cổ Quảng Trị được nhà Nguyễn Gia Long cho xây dựng từ 1801-1809 bằng đất cát, tới năm 1827 vua Minh Mạng xây lại kiên cố bằng gạch theo kiểu Vauban- 4 cổng thàng ở 4 phía với 4 pháo đài, 4 góc thành, cùng hệ thống hào thành chu vi 2160m. Vào mùa hè 1972 từ 28-6 đến 16-9, tại nơi đây đã diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt 81 ngày đêm của quân dân Quảng Trị bảo vệ thành cổ, chống lại chiến dịch phản kích tái chiếm Quảng Trị của chính quyền Sài Gòn. Trong một chu vi 2km, các chiến sĩ Quân Giải phóng đã phải chịu một lượng bom đạn tương đương 8 quả bom nguyên tử Hiroshima 1945. Đổi lại ta đã tiêu diệt 24.000 tên địch gồm 2 lữ đòan, 11 tiểu đòan, 39 đại đội, 90 xe tăng xe bọc thép, 200 đại bác…
Chúng tôi đến Thành cổ chính vào những ngày hè mà xưa kia nơi đây là bình địa tả tơi vụn nát đầy máu, mảnh bom đạn và ầm ầm tiếng đạn nổ bom rơi mịt mù khói súng, cùng tiếng gầm rú của hàng ngàn xe pháo trên bầu trời mặt đất. Nơi đây hình như vẫn thỏang mùi thuốc súng dù cỏ xanh mượt khắp nơi. Đi giữa cái nắng đỏ như lửa đổ xuống, giữa không gian im ắng trang nghiêm, bỗng nhiên không dám bước mạnh chân. Bốc một nắm đất, thấy lấp lánh mảnh kim lọai nhỏ, lại cảm như đất còn vương một phần máu của các liệt sĩ. Và rồi cứ lặng người trươc đài tưởng niệm với biểu tượng một bát nhang, nén hương thơm vươn cao tạc vào trời xanh thẫm, cùng một đường ngang- nối liền âm dương vĩnh cửu, không điều gì có thể chia cắt giữa người sống hôm nay với những anh hùng liệt sĩ thành cổ.
Bảo tàng thành cổ, những dấu tích sót lại, những di vật liệt sĩ… và những câu chuyện kể của đồng đội xưa… Cả những bông cỏ lau trắng xóa hình như có hồn người, cứ lao xao trong nắng đỏ. Mắt ai cũng đỏ hoe. Nghe kể có một chiến sĩ thành cổ tên Lê Bá Dương, suốt bao năm từ ngày giải phóng 1975 anh cứ tới tháng 7 là trở lại đây mua cả thuyền hoa thả xuôi dòng Thạch Hãn. Rồi gần 10 năm trở lại đây không chỉ mình anh mà rất nhiều đồng đội xưa, những người dân, sinh viên, học sinh theo anh thả hoa tưởng nhớ linh hồn các liệt sĩ.
Qua tư liệu của Bảo tàng thành cổ, nước mắt cứ chực trào ra với những con số: hơn 10.000 chiến sĩ đã hy sinh. Đăm đắm nhìn những vạt cỏ xanh, chợt nghe tiếng chim ríu rít. Bên bức tường đá hoa cương xám mờ từng hàng người lặng im:”Tại đây, thành cổ Quảng Trị kiên cường, bao chiến sĩ , sinh viên Việt Nam đã anh dũng chiến đấu vì độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc, nhiều người trong đó đã hy sinh oanh liệt. các anh sống mãi trong lòng đất nước, nhân dân và đồng đội thân yêu”.
Bao tượng đài cũng không đủ thể hiện những mất mát hy sinh. Nhưng Thành cổ Quảng Trị đã là một tượng đài bất tử.
Vào những ngày này, cái nắng cái gió đến “đá cũng đổ mồ hôi” của Quảng Trị không ngăn được những dòng người đổ về Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, nơi yên nghỉ của 10.327 liệt sĩ đã dũng cảm hy sinh vì sự nghiệp độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc.Trên một ngọn đồi đẹp, xanh hoa lá, giữa 8 ngọn đồi khác bao quanh như 8 cánh hoa, như vòng tay ấm áp của lòng đất Mẹ bao bọc. Họ nằm yên nghỉ lặng lẽ, thanh thản, chỉ một niềm tiếc thương ở người sống hôm nay.
Đi dọc theo các hàng mộ, đọc tên, quê quán… khắp mọi miền quê và họ phần lớn tuổi 20..Thóang nghe trong hơi gió , hình như có giai điệu của rất nhiều ca khúc về Trường Sơn, những bài ca kháng chiến chống Mỹ, cảm giác như linh hồn của những chàng trai cô gái không chịu về đât mà bay lên , quyện vào nhau thành những bài hát hào hùng của một thời trường Sơn huyền thọai, họ đã thành bất tử với nước non…Trên những nấm mộ có tên và không tên, khói hương bãng lãng không chịu tan. Họ còn trẻ lắm, mãi mãi tuổi 20, ước mơ, hy vọng, khát khao…
Quá khứ đã qua đi, nhưng lịch sử là mãi mãi.
Quảng Trị cũng như các làng quê Việt Nam là những bản anh hùng ca bất tử mãi mãi rực sáng một thời hào hùng của một dân tộc Việt Nam bất khuất./
Nụ cười Thành cổ Quảng Trị- Ảnh của phóng viên chiến trường Đòan Công Tính,báo QĐND. Những người trong bức ảnh này, chỉ còn lại 1 người.
DH đang có mặt tại Quảng Trị. Hôm qua, dự lễ thượng cờ ở cầu Hiền Lương, cây cầu giới tuyến Bắc- Nam với bao nhiêu kỷ niệm chia cắt bi thương.
Quảng Trị - Vẫn mãi một thời hào hùng
Qua bao thăng trầm lịch sử, mảnh đất này đã từng là nơi chia cắt, được coi là “ chiến địa”, “trấn biên”, "phên dậu”. Đặc biệt, hơn 100 năm, cùng cả nước bền bỉ đấu tranh chống ách đô hộ của hai kẻ thù hung bạo có một không hai trong thế kỷ XX, "Quảng Trị là một trong những nơi đụng đầu quyết liệt nhất giữa lực lượng cách mạng và phản cách mạng, là một trong những chiến trường khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, là nơi chứng kiến nỗi đau chia cắt của đất nước ròng rã 20 năm...".
Có người cho rằng: Quảng Trị là hình ảnh thu nhỏ của cuộc kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Bởi, chỉ tính riêng số liệt sĩ đã hy sinh và đang yên nghỉ tại 72 nghĩa trang liệt sĩ trong tỉnh đã lên tới con số gần 60 nghìn người. Trong 72 nghĩa trang liệt sĩ thì có hai nghĩa trang Quốc gia: nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn và nghĩa trang liệt sĩ Đường 9. Mỗi "địa chỉ đỏ" này có hơn 10 nghìn liệt sĩ. Tại các nghĩa trang liệt sĩ ở các địa phương trong tỉnh cũng có hàng ngàn mộ liệt sĩ là con em của mọi miền đất nước. Có thể nói, không có tỉnh, thành nào lại không có con em của mình trực tiếp chiến đấu ở mảnh đất này. Quảng Trị không còn là địa danh của một địa phương mà đã thành một biểu tượng chung, niềm tự hào chung về một thời hào hùng của một dân tộc anh hùng.
Qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, Quảng Trị có hơn 18.729 liệt sĩ, 10 nghìn thương binh và người hưởng chính sách như thương binh, hàng chục ngàn người có công với cách mạng. "Tính bình quân cứ 8 người dân Quảng Trị lo một phần mộ liệt sĩ. Nói cách khác cứ 8 người dân Quảng Trị được sống trong thanh bình hôm nay phải đổi bằng sinh mạng của một chiến sĩ
Cuộc chiến 81 ngày đêm tại Thành Cổ quả là quá sức tưởng tuởng tượng của tội ác và sự chịu đựng. Điều này, không những được cả thế giới biết đến mà còn làm chấn động dư luận và lương tri loài người. 81 ngày đêm giữ đất, giữ thành, giữ niềm tin khoảng 1,8 vạn cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh
Quảng Trị là vùng đất cổ được mệnh danh là “Thánh địa” của miền Trung, thế tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, ngoảnh mặt ra biển Đông mênh mông. Quảng Trị có hai con sông gắn với lịch sử và huyền sử Việt Nam. Sông Bến Hải , cầu Hiền Lương (con sông Gianh thấm đẫm nước mắt của sự chia cắt và đau thương trong những cuộc giao tranh Trịnh – Nguyễn 4,5 thế kỷ trước), con sông giới tuyến 20 năm trời người đôi bờ mới được gặp nhau. Và con sông đầy huyền thoại, do gió nắng làm đá chảy mồ hôi tạo thành dòng- sông Thạch Hãn, con sông của gian khó nhọc nhằn vùng đất Quảng Trị, có bến Nhan Biều lịch sử nơi trao trả tù binh Việt- Mỹ, chứnh nhân cho nhiều chiến tích oanh liệt của Đặc công thủy những năm kháng chiến chống Mỹ.
Năm 1954, sau Hiệp định Jenève, vĩ tuyến 17, sông Bến Hải, cầu Hiền Lương trở thành giới tuyến chia cắt hai miền Nam- Bắc. Quảng Trị thành vùng giới tuyến, vùng chiến sự ác liệt, tàn khốc, nóng bỏng không chỉ do gío cát mà còn do bom đạn Mỹ đổ xuống nơi đây. Cũng vì thế Quảng Trị gắn với những địa danh nổi tiếng cả thế giới, in đậm kỳ tích chiến thắng của Việt Nam trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó là cung đường Hồ Chí Minh huyền thọai bên dòng Đakrông, là Thành cổ Quảng Trị với 81 ngày đêm giữ thành đẫm máu, là chiến thắng Khe Sanh, là Cồn Tiên, Dốc Miếu, là cuộc phá sản chiến lược , chiến thuật của Mỹ bằng việc không chế, tiêu hủy hàng rào Mc Namara vắt từ sông Cửa Việt đến sông Sêpôn(Lào), là nơi yên nghỉ của hàng vạn liệt sĩ Trường Sơn…
Nhưng hôm nay, Quảng Trị lại trở thành điểm đến của các tour du lịch nổi tiếng trong ngòai nước. Tour DMZ- du lịch vùng phi quân sự của các cựu chiến binh Mỹ và con cháu của họ như một sự sám hối, mong được tha thứ bởi tội ác ngày xưa trên vùng đất này. Tour tìm về di tích lịch sử của tất cả những người Việt, tìm về quá khứ hào hùng để sống cho có ý nghĩa trong cuộc sống hòa bình hôm nay, hướng tới tương lai hạnh phúc của Tổ quốc Việt Nam.
Khe Sanh, là một thung lũng mỗi chiều chưa tới 10km, bốn bề núi rừng trùng điệp, có khe nước trong vắt từ lòng núi chảy ra. Giờ đây là một trong những điểm đến du lịch tham quan của nhiều đòan khách. It người biết được nơi đây hơn 40 năm trước là một căn cứ địa bất khả chiếm của Mỹ với nhiều cứ điểm như sân bay Tà Cơn, Làng Vây, Hướng Hóa…Nhưng chính chiến thắng Khe Sanh của quân và dân ta đã góp phần đập tan chiến lược “chiến tranh cục bộ”, chiến thuật “tìm diệt”, “bình định” của Mỹ. Cái sót lại của chiến tranh ở nơi đây là Bảo tàng Tà Cơn và những dòng lưu bút của các cựu chiến binh cả bên này và bên kia.. Nhưng xúc độn hơn cả cho những ai đến nơi này chính là lời của Trung tướng Nguyễn Hồng Phong, nguyên Chính ủy Sư 308 nói về những đồng đội đã hy sinh ở Khe Sanh:”Không bao giờ chúng tôi có thể quên được họ. Họ vẫn luôn sống cùng sư đòan.Vâng! Tên của họ vẫn nằm trong danh sách sư đòan một cách trang trọng và sống mãi trong tim mỗi người lính sư đòan 308 anh hùng” .
Theo vệt đường 9- Khe Sanh, đi qua các làng bản người dân tộc Pa Kô, Vân Kiều, Tà Ôi…, vượt dòng Đakrông huyền bí với bao câu chuyện thần tiên, sử thi ở km 65, dừng lại bản Bông Tho, xã Tà Long, Đakrông, một cung đường Trường Sơn, đường mòn Hồ Chí Minh gần như nguyên vẹn từ bao nhiêu năm trước, ẩn mình trong thâm u rừng đại ngàn…Gạt lớp lá khô mục phủ kín dày một lớp, như cả một ngày xưa thời chiến tranh hiện ra với vết bánh xe tải, bánh xích xe tăng hằn chéo qua chéo lại chồng lên nhau, và quanh quất còn đâu đó vài cái bếp Hòang Cầm không khói, dấu tích một binh trạm..
Cũng nên nhắc lại vài con số về đường mòn Hồ Chí Minh. Đây là con đường huyết mạch cho chiến trường Miền Nam tầm cỡ chiến lược đặc biệt quan trọng. Bắt đầu từ ngã 3 Đồng Lộc- Hà Tĩnh và kết thúc ở Tà Thiết- Bình Phước. Đường được khai mở vào ngày 19.5.1959 do Đòan 559 Trường Sơn phụ trách. Con đường có tổng chiều dài 16.000km gồm 5 hệ thống trục dọc, 21 đường trục ngang và 3100km đường ngụy trang đặc biệt để xe đi ban ngày, Tổng số đất đá đào đắp là 29triệu m3, san lấp 80.000 hố bom, phá 20.600 quả om nổ chậm, từ trường, bắn rơi và bị thương 2450 máy bay. Số bom rải xuống tính trong chiến lược “VN hóa chiến tranh” là 3 triệu tấn bom các lọai, không kể hàng ngàn lít chất khai quang da cam.Con đường đã “cõng” trên 2 triệu lượt người, hàng chục ngàn đòan xe, hàng triệu tấn lương thực, súng đạn chi viện cho chiến trường Miền Nam. Và sự mất mát cũng thật lớn: 19.000người hy sinh, 32.000người bị thương cùng bao di chứng sau chiến tranh.
Cảm xúc đầy hơn khi hôm nay đến đây, ngay bên cạnh cung đường “di tích” huyền thọai thời chiến tranh là giao lộ của Đại lộ Hồ Chí Minh thế kỷ 21 và con đường xuyên Á. Một cung đường nối quá khứ huyền thọai với tương lai rực rỡ.
Thành cổ Quảng Trị được nhà Nguyễn Gia Long cho xây dựng từ 1801-1809 bằng đất cát, tới năm 1827 vua Minh Mạng xây lại kiên cố bằng gạch theo kiểu Vauban- 4 cổng thàng ở 4 phía với 4 pháo đài, 4 góc thành, cùng hệ thống hào thành chu vi 2160m. Vào mùa hè 1972 từ 28-6 đến 16-9, tại nơi đây đã diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt 81 ngày đêm của quân dân Quảng Trị bảo vệ thành cổ, chống lại chiến dịch phản kích tái chiếm Quảng Trị của chính quyền Sài Gòn. Trong một chu vi 2km, các chiến sĩ Quân Giải phóng đã phải chịu một lượng bom đạn tương đương 8 quả bom nguyên tử Hiroshima 1945. Đổi lại ta đã tiêu diệt 24.000 tên địch gồm 2 lữ đòan, 11 tiểu đòan, 39 đại đội, 90 xe tăng xe bọc thép, 200 đại bác…
Chúng tôi đến Thành cổ chính vào những ngày hè mà xưa kia nơi đây là bình địa tả tơi vụn nát đầy máu, mảnh bom đạn và ầm ầm tiếng đạn nổ bom rơi mịt mù khói súng, cùng tiếng gầm rú của hàng ngàn xe pháo trên bầu trời mặt đất. Nơi đây hình như vẫn thỏang mùi thuốc súng dù cỏ xanh mượt khắp nơi. Đi giữa cái nắng đỏ như lửa đổ xuống, giữa không gian im ắng trang nghiêm, bỗng nhiên không dám bước mạnh chân. Bốc một nắm đất, thấy lấp lánh mảnh kim lọai nhỏ, lại cảm như đất còn vương một phần máu của các liệt sĩ. Và rồi cứ lặng người trươc đài tưởng niệm với biểu tượng một bát nhang, nén hương thơm vươn cao tạc vào trời xanh thẫm, cùng một đường ngang- nối liền âm dương vĩnh cửu, không điều gì có thể chia cắt giữa người sống hôm nay với những anh hùng liệt sĩ thành cổ.
Bảo tàng thành cổ, những dấu tích sót lại, những di vật liệt sĩ… và những câu chuyện kể của đồng đội xưa… Cả những bông cỏ lau trắng xóa hình như có hồn người, cứ lao xao trong nắng đỏ. Mắt ai cũng đỏ hoe. Nghe kể có một chiến sĩ thành cổ tên Lê Bá Dương, suốt bao năm từ ngày giải phóng 1975 anh cứ tới tháng 7 là trở lại đây mua cả thuyền hoa thả xuôi dòng Thạch Hãn. Rồi gần 10 năm trở lại đây không chỉ mình anh mà rất nhiều đồng đội xưa, những người dân, sinh viên, học sinh theo anh thả hoa tưởng nhớ linh hồn các liệt sĩ.
Qua tư liệu của Bảo tàng thành cổ, nước mắt cứ chực trào ra với những con số: hơn 10.000 chiến sĩ đã hy sinh. Đăm đắm nhìn những vạt cỏ xanh, chợt nghe tiếng chim ríu rít. Bên bức tường đá hoa cương xám mờ từng hàng người lặng im:”Tại đây, thành cổ Quảng Trị kiên cường, bao chiến sĩ , sinh viên Việt Nam đã anh dũng chiến đấu vì độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc, nhiều người trong đó đã hy sinh oanh liệt. các anh sống mãi trong lòng đất nước, nhân dân và đồng đội thân yêu”.
Bao tượng đài cũng không đủ thể hiện những mất mát hy sinh. Nhưng Thành cổ Quảng Trị đã là một tượng đài bất tử.
Vào những ngày này, cái nắng cái gió đến “đá cũng đổ mồ hôi” của Quảng Trị không ngăn được những dòng người đổ về Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, nơi yên nghỉ của 10.327 liệt sĩ đã dũng cảm hy sinh vì sự nghiệp độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc.Trên một ngọn đồi đẹp, xanh hoa lá, giữa 8 ngọn đồi khác bao quanh như 8 cánh hoa, như vòng tay ấm áp của lòng đất Mẹ bao bọc. Họ nằm yên nghỉ lặng lẽ, thanh thản, chỉ một niềm tiếc thương ở người sống hôm nay.
Đi dọc theo các hàng mộ, đọc tên, quê quán… khắp mọi miền quê và họ phần lớn tuổi 20..Thóang nghe trong hơi gió , hình như có giai điệu của rất nhiều ca khúc về Trường Sơn, những bài ca kháng chiến chống Mỹ, cảm giác như linh hồn của những chàng trai cô gái không chịu về đât mà bay lên , quyện vào nhau thành những bài hát hào hùng của một thời trường Sơn huyền thọai, họ đã thành bất tử với nước non…Trên những nấm mộ có tên và không tên, khói hương bãng lãng không chịu tan. Họ còn trẻ lắm, mãi mãi tuổi 20, ước mơ, hy vọng, khát khao…
Quá khứ đã qua đi, nhưng lịch sử là mãi mãi.
Quảng Trị cũng như các làng quê Việt Nam là những bản anh hùng ca bất tử mãi mãi rực sáng một thời hào hùng của một dân tộc Việt Nam bất khuất./
Nụ cười Thành cổ Quảng Trị- Ảnh của phóng viên chiến trường Đòan Công Tính,báo QĐND. Những người trong bức ảnh này, chỉ còn lại 1 người.
Được sửa bởi DieuHa ngày Wed May 02, 2012 12:11 pm; sửa lần 2.