Mười tác phẩm đáng đọc trước khi đến ngày tận thế
(Nếu có thể đọc cho dù không có ngày tận thế vì nó rất hay)
Theo một số ý hiểu, mặc dù còn nhiều tranh cãi về lịch Maya, thì ngày 21 tháng 12 năm 2012 là ngày tận thế. Đã vậy thì chúng ta cứ chuẩn bị tinh thần chờ đợi điều kinh khủng nhất! Để sống trọn vẹn vui vẻ trong khoảng thời gian còn lại, tạp chí Lire của Pháp đã bình chọn và đưa chúng ta đi ngao du đến mười vùng đất, mười quốc gia trên khắp các châu lục qua mười tác phẩm sống cùng thời gian.
1 - Thủy Hử (Trung Quốc)
Tác phẩm này được giới chuyên môn đánh giá là một trong bốn tiểu thuyết lớn nhất của văn học cổ Trung Hoa (ba tác phẩm còn lại là Hồng Lâu Mộng, Tây Du Ký và Tam Quốc). Về phần tác giả, có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng đa phần đều cho đó là Thi Nại Am.
2 - Cái trống thiếc(Đức)
Tác giả là Gunter Grass, giải Nobel Văn học 1999. Tác phẩm xuất hiện lần đầu tiên năm 1959. “Cái trống thiếc” được viết dưới dạng tự truyện. Tự truyện của một nhân vật có tên Oscar Matzerath. Người này bị đưa đến nhà thương điên và sống tại đó trong những năm 1952 – 1954, và tại đây anh ta đã viết hồi ký của mình. Nhưng những kỷ niệm của Oskar còn đi xa hơn chính sự chào đời của anh. Vào kỳ sinh nhật ba tuổi, Oskar nhận được một món quà nhỏ là cái trống thiếc xinh xắn. Cậu bé yêu thích vô cùng món quà đó và không còn muốn lớn lên để đến tham gia vào thế giới của người lớn nữa, bởi sự khinh miệt và ghê tởm của cậu đối với thói đạo đức giả và mức độ tầm thường mà cậu nhận ra nơi những người lớn. Chỉ bằng ý chí, Oskar đã bắt cơ thể mình không tuân theo sự phát triển của tự nhiên. Cậu đã giữ mãi thân hình mình như của đứa trẻ lên ba, cao chưa đầy một mét. Oskar đã trải qua thời kỳ đầu của cuộc Đại chiến thế giới thứ II, chứng kiến sự diệt chủng của người Do Thái và không bao giờ chịu xa khỏi chiếc trống thiếc, món quà nhỏ xưa kia.
Tác phẩm đã được dựng thành phim với sự hợp tác của nhiều nền điện ảnh như Pháp Đức Ba Lan... Phim đã đại giải Oscar cho phim nước ngoài hay nhất và giải Cành cọ Vàng tại Liên hoan phim Cannes năm 1979 và nhiều giải thưởng danh giá khác.
3 - “Thằng ngốc” (Nga)
Tác phẩm của Fedor Dostoievski (Nga) và được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1869. Gã Đần là một trong những tác phẩm phức tạp và tâm lý nhất của Dostoievski. Tác phẩm gồm khoảng bốn mươi nhân vật và mỗi nhân vật đều mang đậm tính cách riêng và điển hình.
Tác phẩm đã được giới làm phim và sân khấu dựng lại nhiều lần.
4 - Bảy bông hồng của Tokyo (Nhật Bản)
Tác giả của tác phẩm dài nhưng không thiếu phần cô đọng này là một tài năng lớn và quan trọng trong làng văn học Nhật Bản, Inoué Hisashi. Một cuốn tiểu thuyết tuyệt vời đem đến cho bạn đọc chúng ta một cái nhìn kỳ thú về Nhật trong thời bị Mỹ chiếm đóng.
Một tác phẩm đã đọc thì khó quên, một bức chân dung rất khác của xã hội Nhật bản so với đương thời.
5 - Cuộc du hành lúc rạng sáng (Pháp)
Cuộc du hành lúc rạng sáng là tác phẩm tiểu thuyết đầu tiên của Céline, xuất bản năm 1932. Được viết trong dạng kể chuyện theo ngôi thứ nhất. Berdamu, người kể chuyện kể lại kinh nghiệm của anh trong cuộc chiến tranh đầu tiên, về chủ nghĩa thực dân tại Phi châu và Mỹ trong thời kỳ giữa hai cuộc đại chiến. Vào quân đội, Bardamu khám phá ra sự hãi hùng trong những trận đấu của năm 1914, sự nhục mạ của cấp trên đối với kẻ dưới, sự phi lý của những trận đổ máu vô bổ. Bị thương, anh được đưa đến điều trị tại nhiều bệnh viện khác nhau. Tại đó, anh nhận thấy rằng dân sự và các bác sĩ thì không hoàn toàn xa lạ với cuộc chiến này, và rằng ngay cả họ cũng góp phần để tăng cường thêm cái “lò mổ” ghê rợn ấy. Sự mẫu thuẫn cho phép anh khám phá ra sự hèn yếu có trong chính con người anh. Thế rồi anh quay về Pháp để học nốt chương trình Y khoa và trở thành bác sĩ của những người nghèo (bản thân tác giả Céline cũng là bác sĩ). Anh làm việc trong một vùng ngoại ô Paris và lại sống kề cận cuộc sống bần hàn giống hệt như ở Phi châu hay trong các đường hầm hào của cuộc Đại chiến thế giới thứ I.
Tác phẩm nổi tiếng trên hết là bởi văn phong theo ngôn ngữ nói và bị ảnh hưởng rất nhiều thứ tiếng lóng, thứ tiếng này ngày càng phát triển trong văn chương đương thời.
6 - Cối xay gió trên dòng sông Floss (Anh)
Xuất hiện năm 1860, “Cối xay gió trên dòng sông Floss” là cuốn tiểu thuyết tự truyện của George Eliot. Trong tác phẩm, bà khiến chúng ta sống lại những cảm xúc thời niên thiếu và lồng thứ tình cảm đó vào trong nhân vật Maggie, nữ người hùng nổi loạn không chấp nhận vai trò được gán cho phụ nữ trong thời kỳ trị vì của nữ hoàng Victoria.
Một tác phẩm đáng đọc, đáng suy ngẫm.
7 - Đứa con của tộc Peul (Mali)
Sự phức tạp vô tận của các nền văn hóa Châu Phi trước quan điểm của một cậu bé tinh tường, bị đưa đẩy từ gia đình này đến gia đình khác và được cứu sống bởi sự nghiên cứu kinh Coran. Tất cả đều leo lên cùng một dãy núi, và mỗi người đi theo con đường riêng của chính mình. Tác phẩm này là tập đầu tiên trong bộ hồi ký của tác giả. Amkoullel, đó là biệt hiệu của Hampâté Bâ. Cái nhìn của Hampâté Bâ trên hết là cái nhìn của một người con Châu Phi, đầy tính hài ước với một trí nhớ kỳ diệu. “Văn hoá truyền miệng được trải dài trên mặt giấy”, tác giả thường nói vui như vậy.
Vào năm 1991, năm tác phẩm “Đứa con của tộc Peul” này chào đời thì Théodore Monod đã viết về Amadou Hampâté Bâ: “Những ai sẽ đọc ông có thể cảm thấy được giàu có và cũng cổ thêm về mặt tình thần bởi sự khám phá ra một người đồng thời vừa là một nhà hiền triết, một bác học và một người cha tinh thần”.
Một tuyệt tác cho phép chúng ta khám phá một Châu Phi khác, cho phép chúng ta hiểu thêm ít nhiều về nền văn hóa của châu lục đen và những truyền thống của họ. Đây là một tác phẩm có thể nói là đỉnh cao của nền văn chương Châu Phi và các nước nói tiếng Pháp.
8 - Trăm năm cô đơn (Colombia)
Một tuyệt tác của nhà văn người Colombia, Gabriel Garcia Marquez. Tác phẩm đã góp phần đem đến cho tác giả giải Nobel Văn học năm 1982. Tác phẩm được người Pháp bình chọn là tiểu thuyết hay nhất trong năm khi sách được dịch ra tiếng Pháp. Còn giới chuyên môn Mỹ thì đánh giá là một trong mười hai tác phẩm hay nhất của trong thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Cho đến nay, cuốn sách đã được đọc trong gần bốn mươi thứ tiếng. Nhiều người Việt đã biết đến tác phẩm này qua bản dịch của Nguyễn Trung Đức.
Một tác phẩm đáng được đọc và nghiền ngẫm. Một tác phẩm mà mỗi lần đọc lại, chúng ta lại khám phá thêm một điều mới lạ trong từng chi tiết, từng nhân vật. Những trăn trở, dằn vặt trong sâu thẳm tâm hồn của mỗi nhân vật.
9 - Thế giới dưới cái nhìn của Garp (Mỹ)
Tác giả John Irving đã viết nhiều tiểu thuyết, nhưng hình như chưa có tác phẩm nào ông lại viết với nhiều vẻ phấn khích đến vậy. Tác phẩm kể lại cuộc đời của nhà văn S. T. Garp. Một cuốn sách, một cuộc đời. Garp, nhân vật chính trong tác phẩm là con trai của Jenny Fiels, người cũng sẽ trở thành nhà văn cùng thời với con trai mình. Jenny là một y tá trong bệnh viện quân đội ở Boston năm 1942. Do mong muốn có một đứa con mà không khiến cuộc sống của một người đàn ông nào đó cồng kềnh thêm, ngay cả sự quan hệ tình dục bà cũng không muốn, bà đã tận dụng sự xuất tinh của một chiến binh đã bị thương rất nặng do một viên đạn bắn vào đầu, và đã có mang trong trường hợp bất bình thường ấy.
Sau đó Jenny tác nghiệp tại trường trung học Steering, khiến cả gia đình bàng hoàng trước ý chí làm việc của bà và sự ra đời của đứa con trai không gia thú, và bà quyết định nuôi con một mình đúng với mong muốn.
Cuộc sống riêng tư của tác giả và cuộc sống được hư cấu của Garp được pha trộn tài tình trong trong tác phẩm này, biến chúng thành một cuốn tiểu thuyết thực sự dựa trên những hạnh phúc, hoảng loạn, nghi ngờ của một người đàn ông đã bị phụ nữ để lại quá nhiều dấu ấn.
Cuốn sách đã đưa John Irving đến sự thành công vang dội và hoàn toàn xứng đáng. Irving không áp đặt giới hạn cho mình trong khi viết, ông thích kể những gì ông thấy hài lòng mà chẳng hề phức tạp hóa chúng lên. Một cuốn sách dữ dội, sâu xa, nhưng cũng rất hài ước. Khi đã bắt đầu thì khó có thể ngừng lại.
10 - Con Báo (Italia)
“Con Báo” xuất hiện năm 1958, sau khi tác giả đã qua đời. Cha đẻ của tác phẩm đầy tính triết lý và trăn trở về cuộc sống này là Giuseppe Tomasi, đã được trao giải Strega năm 1959. Đây đồng thời cũng là tác phẩm duy nhất của nhà văn thuộc giới quý tộc Ý.
Tomasi Di Lampedusa xây dựng trong tiểu thuyết của mình cuộc sống của Don Fabrizio Salina, một hoàng tử xứ Sicile, giữa những cuộc cách mạng quay cuồng trong thời kì thống nhất nước nước Ý, nhưng trên hết là lịch sử của xứ Sicile và sự chuyển tiếp giữa một luật lệnh cũ và luật lệnh mới.
Một tác phẩm đầy những dằn vặt, nhưng dễ đọc. Lãng mạn, say đắm. Đọc nó và suy ngẫm, chúng ta hiểu ra được nhiều điều có vẻ như nhỏ bé những lại rất có ý nghĩa trong cuộc sống.
(Nếu có thể đọc cho dù không có ngày tận thế vì nó rất hay)
Theo một số ý hiểu, mặc dù còn nhiều tranh cãi về lịch Maya, thì ngày 21 tháng 12 năm 2012 là ngày tận thế. Đã vậy thì chúng ta cứ chuẩn bị tinh thần chờ đợi điều kinh khủng nhất! Để sống trọn vẹn vui vẻ trong khoảng thời gian còn lại, tạp chí Lire của Pháp đã bình chọn và đưa chúng ta đi ngao du đến mười vùng đất, mười quốc gia trên khắp các châu lục qua mười tác phẩm sống cùng thời gian.
1 - Thủy Hử (Trung Quốc)
Tác phẩm này được giới chuyên môn đánh giá là một trong bốn tiểu thuyết lớn nhất của văn học cổ Trung Hoa (ba tác phẩm còn lại là Hồng Lâu Mộng, Tây Du Ký và Tam Quốc). Về phần tác giả, có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng đa phần đều cho đó là Thi Nại Am.
2 - Cái trống thiếc(Đức)
Tác giả là Gunter Grass, giải Nobel Văn học 1999. Tác phẩm xuất hiện lần đầu tiên năm 1959. “Cái trống thiếc” được viết dưới dạng tự truyện. Tự truyện của một nhân vật có tên Oscar Matzerath. Người này bị đưa đến nhà thương điên và sống tại đó trong những năm 1952 – 1954, và tại đây anh ta đã viết hồi ký của mình. Nhưng những kỷ niệm của Oskar còn đi xa hơn chính sự chào đời của anh. Vào kỳ sinh nhật ba tuổi, Oskar nhận được một món quà nhỏ là cái trống thiếc xinh xắn. Cậu bé yêu thích vô cùng món quà đó và không còn muốn lớn lên để đến tham gia vào thế giới của người lớn nữa, bởi sự khinh miệt và ghê tởm của cậu đối với thói đạo đức giả và mức độ tầm thường mà cậu nhận ra nơi những người lớn. Chỉ bằng ý chí, Oskar đã bắt cơ thể mình không tuân theo sự phát triển của tự nhiên. Cậu đã giữ mãi thân hình mình như của đứa trẻ lên ba, cao chưa đầy một mét. Oskar đã trải qua thời kỳ đầu của cuộc Đại chiến thế giới thứ II, chứng kiến sự diệt chủng của người Do Thái và không bao giờ chịu xa khỏi chiếc trống thiếc, món quà nhỏ xưa kia.
Tác phẩm đã được dựng thành phim với sự hợp tác của nhiều nền điện ảnh như Pháp Đức Ba Lan... Phim đã đại giải Oscar cho phim nước ngoài hay nhất và giải Cành cọ Vàng tại Liên hoan phim Cannes năm 1979 và nhiều giải thưởng danh giá khác.
3 - “Thằng ngốc” (Nga)
Tác phẩm của Fedor Dostoievski (Nga) và được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1869. Gã Đần là một trong những tác phẩm phức tạp và tâm lý nhất của Dostoievski. Tác phẩm gồm khoảng bốn mươi nhân vật và mỗi nhân vật đều mang đậm tính cách riêng và điển hình.
Tác phẩm đã được giới làm phim và sân khấu dựng lại nhiều lần.
4 - Bảy bông hồng của Tokyo (Nhật Bản)
Tác giả của tác phẩm dài nhưng không thiếu phần cô đọng này là một tài năng lớn và quan trọng trong làng văn học Nhật Bản, Inoué Hisashi. Một cuốn tiểu thuyết tuyệt vời đem đến cho bạn đọc chúng ta một cái nhìn kỳ thú về Nhật trong thời bị Mỹ chiếm đóng.
Một tác phẩm đã đọc thì khó quên, một bức chân dung rất khác của xã hội Nhật bản so với đương thời.
5 - Cuộc du hành lúc rạng sáng (Pháp)
Cuộc du hành lúc rạng sáng là tác phẩm tiểu thuyết đầu tiên của Céline, xuất bản năm 1932. Được viết trong dạng kể chuyện theo ngôi thứ nhất. Berdamu, người kể chuyện kể lại kinh nghiệm của anh trong cuộc chiến tranh đầu tiên, về chủ nghĩa thực dân tại Phi châu và Mỹ trong thời kỳ giữa hai cuộc đại chiến. Vào quân đội, Bardamu khám phá ra sự hãi hùng trong những trận đấu của năm 1914, sự nhục mạ của cấp trên đối với kẻ dưới, sự phi lý của những trận đổ máu vô bổ. Bị thương, anh được đưa đến điều trị tại nhiều bệnh viện khác nhau. Tại đó, anh nhận thấy rằng dân sự và các bác sĩ thì không hoàn toàn xa lạ với cuộc chiến này, và rằng ngay cả họ cũng góp phần để tăng cường thêm cái “lò mổ” ghê rợn ấy. Sự mẫu thuẫn cho phép anh khám phá ra sự hèn yếu có trong chính con người anh. Thế rồi anh quay về Pháp để học nốt chương trình Y khoa và trở thành bác sĩ của những người nghèo (bản thân tác giả Céline cũng là bác sĩ). Anh làm việc trong một vùng ngoại ô Paris và lại sống kề cận cuộc sống bần hàn giống hệt như ở Phi châu hay trong các đường hầm hào của cuộc Đại chiến thế giới thứ I.
Tác phẩm nổi tiếng trên hết là bởi văn phong theo ngôn ngữ nói và bị ảnh hưởng rất nhiều thứ tiếng lóng, thứ tiếng này ngày càng phát triển trong văn chương đương thời.
6 - Cối xay gió trên dòng sông Floss (Anh)
Xuất hiện năm 1860, “Cối xay gió trên dòng sông Floss” là cuốn tiểu thuyết tự truyện của George Eliot. Trong tác phẩm, bà khiến chúng ta sống lại những cảm xúc thời niên thiếu và lồng thứ tình cảm đó vào trong nhân vật Maggie, nữ người hùng nổi loạn không chấp nhận vai trò được gán cho phụ nữ trong thời kỳ trị vì của nữ hoàng Victoria.
Một tác phẩm đáng đọc, đáng suy ngẫm.
7 - Đứa con của tộc Peul (Mali)
Sự phức tạp vô tận của các nền văn hóa Châu Phi trước quan điểm của một cậu bé tinh tường, bị đưa đẩy từ gia đình này đến gia đình khác và được cứu sống bởi sự nghiên cứu kinh Coran. Tất cả đều leo lên cùng một dãy núi, và mỗi người đi theo con đường riêng của chính mình. Tác phẩm này là tập đầu tiên trong bộ hồi ký của tác giả. Amkoullel, đó là biệt hiệu của Hampâté Bâ. Cái nhìn của Hampâté Bâ trên hết là cái nhìn của một người con Châu Phi, đầy tính hài ước với một trí nhớ kỳ diệu. “Văn hoá truyền miệng được trải dài trên mặt giấy”, tác giả thường nói vui như vậy.
Vào năm 1991, năm tác phẩm “Đứa con của tộc Peul” này chào đời thì Théodore Monod đã viết về Amadou Hampâté Bâ: “Những ai sẽ đọc ông có thể cảm thấy được giàu có và cũng cổ thêm về mặt tình thần bởi sự khám phá ra một người đồng thời vừa là một nhà hiền triết, một bác học và một người cha tinh thần”.
Một tuyệt tác cho phép chúng ta khám phá một Châu Phi khác, cho phép chúng ta hiểu thêm ít nhiều về nền văn hóa của châu lục đen và những truyền thống của họ. Đây là một tác phẩm có thể nói là đỉnh cao của nền văn chương Châu Phi và các nước nói tiếng Pháp.
8 - Trăm năm cô đơn (Colombia)
Một tuyệt tác của nhà văn người Colombia, Gabriel Garcia Marquez. Tác phẩm đã góp phần đem đến cho tác giả giải Nobel Văn học năm 1982. Tác phẩm được người Pháp bình chọn là tiểu thuyết hay nhất trong năm khi sách được dịch ra tiếng Pháp. Còn giới chuyên môn Mỹ thì đánh giá là một trong mười hai tác phẩm hay nhất của trong thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Cho đến nay, cuốn sách đã được đọc trong gần bốn mươi thứ tiếng. Nhiều người Việt đã biết đến tác phẩm này qua bản dịch của Nguyễn Trung Đức.
Một tác phẩm đáng được đọc và nghiền ngẫm. Một tác phẩm mà mỗi lần đọc lại, chúng ta lại khám phá thêm một điều mới lạ trong từng chi tiết, từng nhân vật. Những trăn trở, dằn vặt trong sâu thẳm tâm hồn của mỗi nhân vật.
9 - Thế giới dưới cái nhìn của Garp (Mỹ)
Tác giả John Irving đã viết nhiều tiểu thuyết, nhưng hình như chưa có tác phẩm nào ông lại viết với nhiều vẻ phấn khích đến vậy. Tác phẩm kể lại cuộc đời của nhà văn S. T. Garp. Một cuốn sách, một cuộc đời. Garp, nhân vật chính trong tác phẩm là con trai của Jenny Fiels, người cũng sẽ trở thành nhà văn cùng thời với con trai mình. Jenny là một y tá trong bệnh viện quân đội ở Boston năm 1942. Do mong muốn có một đứa con mà không khiến cuộc sống của một người đàn ông nào đó cồng kềnh thêm, ngay cả sự quan hệ tình dục bà cũng không muốn, bà đã tận dụng sự xuất tinh của một chiến binh đã bị thương rất nặng do một viên đạn bắn vào đầu, và đã có mang trong trường hợp bất bình thường ấy.
Sau đó Jenny tác nghiệp tại trường trung học Steering, khiến cả gia đình bàng hoàng trước ý chí làm việc của bà và sự ra đời của đứa con trai không gia thú, và bà quyết định nuôi con một mình đúng với mong muốn.
Cuộc sống riêng tư của tác giả và cuộc sống được hư cấu của Garp được pha trộn tài tình trong trong tác phẩm này, biến chúng thành một cuốn tiểu thuyết thực sự dựa trên những hạnh phúc, hoảng loạn, nghi ngờ của một người đàn ông đã bị phụ nữ để lại quá nhiều dấu ấn.
Cuốn sách đã đưa John Irving đến sự thành công vang dội và hoàn toàn xứng đáng. Irving không áp đặt giới hạn cho mình trong khi viết, ông thích kể những gì ông thấy hài lòng mà chẳng hề phức tạp hóa chúng lên. Một cuốn sách dữ dội, sâu xa, nhưng cũng rất hài ước. Khi đã bắt đầu thì khó có thể ngừng lại.
10 - Con Báo (Italia)
“Con Báo” xuất hiện năm 1958, sau khi tác giả đã qua đời. Cha đẻ của tác phẩm đầy tính triết lý và trăn trở về cuộc sống này là Giuseppe Tomasi, đã được trao giải Strega năm 1959. Đây đồng thời cũng là tác phẩm duy nhất của nhà văn thuộc giới quý tộc Ý.
Tomasi Di Lampedusa xây dựng trong tiểu thuyết của mình cuộc sống của Don Fabrizio Salina, một hoàng tử xứ Sicile, giữa những cuộc cách mạng quay cuồng trong thời kì thống nhất nước nước Ý, nhưng trên hết là lịch sử của xứ Sicile và sự chuyển tiếp giữa một luật lệnh cũ và luật lệnh mới.
Một tác phẩm đầy những dằn vặt, nhưng dễ đọc. Lãng mạn, say đắm. Đọc nó và suy ngẫm, chúng ta hiểu ra được nhiều điều có vẻ như nhỏ bé những lại rất có ý nghĩa trong cuộc sống.